Vú của tôi bị đau. Tôi phải làm thế nào?  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
Đối với một số người mới có kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ (thậm chí cả những người có kinh nghiệm rồi) thì bầu vú bị tổn thương có thể rất đau đớn và là một dấu hiệu đáng báo động. Một người mẹ có bầu vú bị tổn thương có thể bị cho là nhiễm khuẩn vú hay viêm vú. Vú có thể bị đau khi sữa bị tắc dòng chảy. Ống dẫn sữa bị tắc có thể làm giảm dòng chảy của sữa ở một phần của vú. Tuy nhiên khi sữa thông thì sự đau đớn sẽ giảm đi. Vú sưng đau có thể xảy ra sau một bệnh khác như sau khi cảm lạnh, hoặc trong một giai đoạn đặc biệt bận rộn hay căng thẳng, có thể hoặc không có báo trước.

Những thuật từ này có nghĩa gì?
                                                       

Vú đau: Xảy ra khi dòng sữa bị tắc. Vú nhạy cảm. Có thể có hoặc không có màu đỏ hoặc có điểm cứng trên bề mặt vú..

Tắc sữa: Sữa chảy trong hệ thống ống dẫn nằm trong vú của mẹ. Đôi khi một vùng của ống bị tắc và sữa không thể chảy qua được. Một phần vú có thể đỏ hoặc không đỏ. Khi mẹ bị tắc ống dẫn sữa, vú mẹ thường nhạy cảm và đau. Nếu phần tắc không được giải quyết thì vùng vú đó có thể sẽ bị nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn vú: Vú bị đau và tắc sữa có thể trở thành nhiễm khuẩn vú. Điều đó có nghĩa là không chỉ vú nhạy cảm mà mẹ còn cảm thấy đau, chạy giật giật và sốt. Tình trạng này có thể cần điều trị bằng kháng sinh.

Dù là can thiệp với vú đau, tắc sữa hay viêm vú, việc chăm sóc ban đầu là tương tự nhau. Cho trẻ bú thường xuyên, nghỉ ngơi và chườm nóng lên vùng nhạy cảm của vú.

•    Cho trẻ bú thường xuyên sẽ giúp dễ chịu và giảm sưng viêm và tạo điều kiện để thông chỗ tắc. Các bà mẹ thấy rằng thay đổi tư thế cho bú sẽ giúp thông tất các các vị trí của vú hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu bạn chủ yếu sử dụng tư thế bế ăm, hãy thử thêm tư thế ôm chặt (hay bóng đá) hoặc bú nằm. Chú ý rằng trước đây người ta cho rằng không nên cho trẻ bú khi mẹ bị nhiễm khuẩn vú. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tính năng kháng khuẩn của sữa mẹ có khả năng bảo vệ trẻ chống lại nhiễm khuẩn.

•    Nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục khi vú bị đau, tắc sữa hoặc nhiễm khuẩn. Cố gắng nằm nghỉ tại giường với trẻ nằm bên cạnh. Việc đó sẽ khuyến khích trẻ bú thường xuyên để thông vú. Để cách vật dụng cần thiết gần giường để bạn tránh khỏi đi lại nhiều.

•    Chườm ấm ướt hoặc khô bằng túi hoặc chai nước nóng và xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau của vú trước khi cho trẻ bú giúp làm rỗng vú hơn. Nhiều bà mẹ thấy có thể tắm hoặc ngâm nước ấm và nhẹ ngàng xoa bóp bằng khăn ấm lên vùng vú đau là một cách điều trị thư giãn trong thời gian căng thẳng. Một kỹ thuật khác là nhúng ngực vào bồn nước ấm và ngâm vú bị đau khoảng 10 phút, 3 lần một ngày. Việc này có thể giúp tan đi những phần sữa khô đã làm tắc dòng chảy của sữa ra khỏi núm vú. Cho bú ngay khi vú còn ấm để thông tắc các ống dẫn sữa.

Nếu sốt và khó chịu vẫn còn tồn tại sau 24h đã nghỉ ngơi, chườm nóng, xoa bóp và cho bú thường xuyên thì bà mẹ nên tìm gặp cán bộ y tế. Nếu được kê thuốc điều trị  thì nhớ lưu ý với cán bộ y tế là thuốc đó phải phù hợp với người đang cho con bú. Khi mẹ dùng thuốc, tiếp tục nghỉ ngơi, chườm ấm và cho bú thường xuyên sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Nếu được kê đơn dùng kháng sinh, dùng đủ liều sẽ giúp đề phòng tái nhiễm trùng.

Cho trẻ bú cần được tiếp tục trong quá trình điều trị của bất cứ tình trạng nào trên đây. Nếu có nhiễm trùnh thì đứa trẻ vẫn an toàn khỏi vi khuẩn vì đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ. Tiếp tục cho trẻ bú khi vú đau, tắc sữa hay nhiễm khuẩn sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Để đề phòng tắc sữa và nhiễm khuẩn vú, bà mẹ cho con bú cần thận trọng nếu đột ngột có sự cách quãng dài giữa hai lần bú. Áo ngực không vừa hoặc quá bó (loại có đai kim loại) có thể góp phần dẫn đến tắc sữa. Việc mang vác nặng hoặc bế trẻ cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Khi cho trẻ bú, nên thường xuyên thay đổi tư thế trẻ trong khi duy trì được tư thế đúng sẽ giúp giải phóng tất cả các ống dẫn trong bầu vú. Duy trì được một sức khỏe chung tốt thông qua chế độ ăn đầy đủ và tăng cường nghỉ ngơi sẽ giúp bầu vú không bị đau trở lại.
Nguồn: http://www.llli.org/faq/mastitis.html
Cập nhật: 25/10/2016
Lượt xem: 7072
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™