Mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo phương thức nhượng quyền xã hội tại Việt Nam  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo phương thức nhượng quyền xã hội tại Việt Nam

Alive & Thrive là một sáng kiến thực hiện trong năm năm (2009-2013) nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thông qua việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và cải thiện thực hành cho trẻ ăn bổ sung. Alive & Thrive hướng đến hơn 16 triệu trẻ em dưới hai tuổi ở Bangladesh, Ethiopia và Việt Nam, từ đó tạo ra các mô hình kiểu mẫu để nhân rộng trên thế giới. Tại Việt Nam, Alive & Thrive (A&T) đang phối hợp với Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN), Hội Phụ nữ và chính quyền các tỉnh nhằm tăng gấp đôi tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, cải thiện chất lượng và số lượng thực phẩm bổ sung và giảm 2% tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi mỗi năm. Sáng kiến đang được thực hiện tại Việt Nam là mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo phương thức nhượng quyền xã hội. 

Sáng kiến này ở Việt Nam bắt nguồn từ đâu?

Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ kém. Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong thập kỷ qua, tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn tồn tại. Hiện nay, cứ ba trẻ dưới năm tuổi thì một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Kết quả điều tra dinh dưỡng do Alive & Thrive thực hiện năm 2009 ở một số tỉnh chỉ ra rằng mặc dù phần lớn các bà mẹ cho con bú nhưng trung bình chỉ có 55% bà mẹ cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh và chỉ 10% trẻ dưới sáu tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn. Chế độ dinh dưỡng bổ sung không đầy đủ, trẻ được cho ăn dặm quá sớm và thường không đủ dinh dưỡng.

Rào cản của những thực hành tốt. Cải thiện chế độ nuôi con bằng sữa mẹ và dinh dưỡng bổ sung đòi hỏi phải giải quyết những thách thức không nhỏ tại Việt Nam, bao gồm:

•    Nhận thức của bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, nhân viên y tế và cộng đồng nói chung rằng phụ nữ Việt Nam không có đủ sữa để cho trẻ bú sớm và bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu
•    Quảng bá tràn lan và sự sẵn có của sữa bột
•    Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và cơ quan làm việc
•    Nhân viên y tế thiếu cam kết và kỹ năng khuyến khích, hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Mô hình nhượng quyền xã hội giải quyết những vấn đề này như thế nào?

Có thể tiếp cận phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới hai tuổi thông qua các cơ sở y tế. Hơn 90% phụ nữ mang thai tại Việt Nam được chăm sóc tiền sản tại cơ sở y tế. Mô hình nhượng quyền cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng trẻ nhỏ sẽ:

•    Tổ chức các buổi tập huấn có chất lượng tốt cho nhân viên y tế là những người khuyến khích và hỗ trợ các bà mẹ thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ tối ưu
•    Chuẩn hóa các dịch vụ và theo dõi nhằm đảm bảo sự đồng nhất và có chất lượng cao
•    Đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ có chất lượng và mong muốn của cha mẹ dành cho con cái họ
•    Xây dựng cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế chức năng và các dịch vụ phân quyền nhằm đảm bảo tính bền vững

Mô hình nhượng quyền nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hỗ trợ như thế nào?

Nhượng quyền xã hội hỗ trợ nhiều mục đích, mục tiêu và các chiến lược đề ra trong Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia của Chính phủ Việt Nam, bao gồm việc lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, cải thiện các dịch vụ thiết yếu và cải thiện chất lượng đào tạo cho cán bộ y tế. Trước khi quyết định áp dụng mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ, A&T đã tìm hiểu ở các tổ chức có dịch vụ nhượng quyền trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản, thăm quan các trung tâm dinh dưỡng có khách hàng trả phí cho các dịch vụ tư vấn, tiến hành nghiên cứu tính khả thi của mô hình nhượng quyền và chia sẻ những kết quả của nghiên cứu với các bên liên quan cấp tỉnh và quốc gia.
 
Nét mới của mô hình nhượng quyền nuôi dưỡng trẻ nhỏ là gì?

Đây là lần đầu tiên mô hình nhượng quyền xã hội được áp dụng trong việc tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Thông thường đơn vị nhận nhượng quyền cũng là chủ sở hữu cơ sở đó nhưng ở Việt Nam, mô hình này đã được áp dụng cho các đơn vị công. Các cơ sở y tế của chính phủ mang lại cơ hội lớn để tiếp cận với những khách hàng đầu tiên (phụ nữ mang thai và các bà mẹ có con dưới hai tuổi), đồng thời tạo ra tiềm năng lớn để nhân rộng mô hình. Sau một vài tháng thực hiện tại các phòng khám của nhà nước, A&T sẽ thí điểm mô hình này tại mốt số phòng khám tư nhân ở các đô thị có cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh và chăm sóc tiền sản.  

Mô hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ cung cấp những gì?

Mô hình này sẽ làm tăng lượng thông tin chính xác
về nuôi dưỡng trẻ nhỏ thông qua phí dịch vụ cho các buổi tư vấn nhóm và/hoặc tư vấn cá nhân bắt đầu từ thai kỳ thứ ba và tiếp tục đến hết hai năm đầu đời. Mỗi một phụ nữ/cặp vợ chồng sẽ được tham dự tổng số 15 buổi họp cá nhân hoặc họp nhóm, với 9 cuộc tiếp xúc được xem là tối thiểu khi nhận dịch vụ đầy đủ. Áp phích quảng cáo, tờ rơi và sổ theo dõi trẻ dành cho bố mẹ sẽ được phổ biến rộng rãi tại các cơ sở nhượng quyền.   

Cơ sở nào có thể cung cấp dịch vụ nhượng quyền?

Cơ sở y tế ở tất cả các cấp đều có thể cung cấp dịch vụ nhượng quyền nuôi dưỡng trẻ nhỏ từ trung tâm y tế xã có số lượng nhân viên y tế trung bình là sáu người (thường là y tá và nữ hộ sinh) cho đến các cơ sở y tế huyện, tỉnh và các bệnh viện có các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến hơn. Các dịch vụ sẽ được chuẩn hóa nhưng cũng tùy thuộc vào từng cơ sở, một số cơ sở có thể không cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ. Để được chứng nhận là cơ sở nhượng quyền thì cần phải đáp ứng ba yếu tố sau:  

1.    Phòng được nâng cấp để cung cấp dịch vụ tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ
2.    Nhân viên y tế và cán bộ làm công tác cộng đồng được đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
3.    Có hỗ trợ nghề nghiệp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ và các tài liệu dành cho khách hàng

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam sẽ có trách nhiệm đại diện cho mỗi cơ sở nhượng quyền và trao thương hiệu nhượng quyền Mặt trời Bé thơ để trưng bày tại cơ sở y tế. Các cơ sở nhượng quyền sẽ chia sẻ thông tin về thiết kế cơ sở hạ tầng chung cho phòng tư vấn bao gồm một góc chờ dành cho khách hàng có giá trưng bày các tài liệu truyền thông, một góc vui chơi cho trẻ và một góc thuận tiện, đủ rộng để tư vấn và trình diễn các bước chuẩn bị thức ăn bổ sung.

Mức phí dịch vụ mà các cơ sở nhượng quyền đưa ra là bao nhiêu?

Phí dịch vụ sẽ được mỗi tỉnh đưa ra và Mỗi tỉnh sẽ đưa ra một mức phí dịch vụ phụ thuộc vào cấp của cơ sở và địa phương đó. Chẳng hạn, các khu vực đô thị sẽ thu phí cao hơn khu vực nông thôn.

Điều gì sẽ thu hút các gia đình đến với phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ?

Chúng tôi tin rằng phòng tư vấn sẽ thu hút được các gia đình qua chiến lược tạo nhu cầu theo hai hướng:
•    Từ trung ương đến địa phương: Chiến dịch truyền thông quảng bá mô hình nhượng quyền và các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ
•    Từ địa phương đến trung ương: Thông tin, hỗ trợ và chuyển tuyến đến các phòng tư vấn thông qua cán bộ y tế tại cộng đồng (y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng và các thành viên của Hội Phụ nữ)

Khi khách hàng đã đến thăm quan mô hình này thì chúng tôi tin rằng họ sẽ quay lại khi đã có những ấn tượng tốt về một mô hình:
•    Chất lượng cao, đáng tin cậy và các dịch vụ tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ chuyên nghiệp
•    Cơ sở tư vấn chức năng, được hoan nghênh và thân thiện với trẻ

Ai sẽ là người làm việc tại mô hình nhượng quyền này và trách nhiệm của họ là gì?

Sơ đồ sau đây sẽ chỉ ra những người có trách nhiệm và vai trò của họ.


Làm gì để giới thiệu và mở rộng sáng kiến này?

Việc áp dụng mô hình nhượng quyền cần có sự phối hợp của tất cả các cấp cùng với sự nỗ lực và kiên trì. Nghiên cứu khả thi về mô hình nhượng quyền được tiến hành vào tháng 8 năm 2009. Phòng tư vấn nhượng quyền đầu tiên sẽ được khai trương vào tháng 6 năm 2011. Quá trình áp dụng mô hình nhượng quyền liên quan đến:

•    Tư vấn các bên liên quan và lựa chọn chương trình
•    Nghiên cứu khả thi mô hình nhượng quyền và xây dựng tài liệu hướng dẫn hoạt động cho bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền
•    Ký thỏa thuận hợp tác với Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, 14 Sở Y tế và 14 Ủy ban Nhân dân; ký thỏa thuận viện trợ với 14 tỉnh
•    Hội thảo (giới thiệu dự án, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết và các hoạt động); những hội thảo này đều được tổ chức ở tất cả 14 tỉnh
•    Nghiên cứu hình thành tại 7 tỉnh liên quan đến các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 1,620 phụ nữ mang thai và các bà mẹ có con dưới hai tuổi và giai đoạn hai của nghiên cứu với các cuộc thử nghiệm các thực hành đã được cải thiện
•    Điều tra ban đầu 4.000 hộ gia đình và đánh giá 40 cơ sở y tế
•    Training: Tập huấn: xây dựng các hợp phần đào tạo, tập huấn giảng viên nguồn và triển khai tập huấn cho nhân viên y tế, cán bộ y tế xã và các thành viên của Hội Phụ nữ
•    Chiến lược tạo nhu cầu: xây dựng và thử nghiệm thương hiệu (logo và khẩu hiệu) và hướng dẫn xây dựng thương hiệu
•    Thăm điểm mô hình và chọn cơ sở dựa trên những tiêu chí cần thiết
•    Ký thỏa thuận nhượng quyền với mỗi cơ sở để cam kết cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng trẻ nhỏ chất lượng cao
•    Nâng cấp cơ sở y tế: thử nghiệm thiết kế phòng tư vấn; sơn tường và lắp đặt trang thiết bị cho phòng tư vấn
•    Giám sát: xác định các chỉ số và xây dựng kế hoạch giám sát
•    Phương tiện và tài liệu truyền thông: kiểm tra phương tiện truyền thông, xây dựng các kênh truyền hình, trợ cấp nghề nghiệp và tài liệu dành cho khách hàng

Mô hình nhượng quyền sẽ được giám sát như thế nào?

Đối tác thực hiện (bên nhượng quyền cấp tỉnh) sẽ nộp báo cáo hoạt động cho Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Alive & Thrive. Việc giám sát sẽ được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu thống kê về cung cấp dịch vụ, giám sát hoạt động thông qua việc đi kiểm tra giám sát và bảng kiểm giám sát và phản hồi tích cực của khách hàng.
 
Kế hoạch nhân rộng mô hình nhượng quyền?

Tháng 6/2011, 350 phòng tư vấn đầu tiên sẽ được khai trương. Sau đó việc nhân rộng các phòng tư vấn sẽ được tiến hành theo từng đợt, các phòng tư vấn được chứng nhận theo từng quý và đến cuối năm 2011 sẽ có tất cả 800 phòng tư vấn được chứng nhận. Trong số 800 cơ sở này có 92% là các trạm y tế xã, 2% là các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản/trung tâm sức khỏe bà mẹ - trẻ em và 6% còn lại là các bệnh viện. Dự án A&T dự định đến cuối năm 2011 sẽ đưa mô hình nhượng quyền này vào áp dụng tại năm cơ sở y tế tư nhân và thiết lập thêm 100-200 phòng tư vấn tại các cơ sở y tế của nhà nước vào năm 2013. Dự án cũng đang giới thiệu mô hình tại cả khu vực thành thị và nông thôn thuộc các địa bàn đại diện cho 8 vùng sinh thái của Việt Nam. Dự án không xây dựng mô hình nhượng quyền tại các vùng dân tộc thiểu số, đại diện cho 15% dân số của cả nước do tại các địa bàn này người dân khó tiếp cận được với các cơ sở y tế. Thay vào đó dự án sẽ thiết lập các nhóm hỗ trợ NDTN.

Nhóm đối tượng chủ yếu của các can thiệp sâu hơn là gần 1 triệu trẻ em dưới 2 tuổi tại 14 tỉnh/thành trong số 63 tỉnh/thành của cả nước. Chiến dịch truyền thông sẽ bắt đầu vào tháng 8/2011 với mục đích tiếp cận 70% tỉnh/thành cả nước và đến với 1,5 triệu gia đình có trẻ dưới 2 tuổi.

Liệu mô hình này có bền vững không?

Chính phủ xem mô hình nhượng quyền như một phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng. Với tư cách là bên nhượng quyền cấp quốc gia thuộc Bộ y tế, Viện  Dinh dưỡng Quốc gia có đủ năng lực và chuyên môn cần thiết để hoạt động và duy trì một phòng tư vấn trong một khoảng thời gian dài. Dự án A&T cũng đang tăng cường củng cố hệ thống y tế công cộng, xây dựng năng lực cho cán bộ y tế, cải thiện các cơ sở y tế, thiết kế nội dung đào tạo, tư vấn và các tài liệu khách hàng để sử dụng ngay và lâu dài. Nếu mô hình này thành công, dự kiến sẽ có thêm các phòng tư vấn được thiết lập thông qua sự hợp tác với các bên liên quan do Bộ Y tế chịu trách nhiệm. Việc duy trì thương hiệu nhượng quyền giúp tăng uy tín của các phòng tư vấn và có khả năng giúp các phòng tư vấn được công nhận hoạt động tốt cũng như nhận được các phần thưởng tài chính từ các cơ quan y tế trong tỉnh. Nếu chính quyền tỉnh nhận thấy rằng các phòng tư vấn giúp tỉnh đạt được mục tiêu của mình, nhiều khả năng họ sẽ phân bổ nhiều nguồn lực cho các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn NDTN trong kế hoạch dinh dưỡng của tỉnh. Nếu khách hàng sẵn sàng trả phí dịch vụ, các cơ sở nhượng quyền có thể có thêm nguồn thu tài chính.

Tiêu chí đánh giá sự thành công của mô hình nhượng quyền là gì?

Các tiêu chí bao gồm:
•    Tăng gấp đôi tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, cải thiện chất lượng và số lượng của thức ăn bổ sung, giảm tỉ lệ thấp còi 2% mỗi năm
•    Được công nhận thương hiệu có chất lượng
•    Khách hàng sẵn sàng trả phí dịch vụ
•    Được nhân rộng và hoạt động bền vững tại Việt Nam
•    Phổ biến các bài học kinh nghiệm
•    Nhân rộng mô hình tại các nước khác

Nhà tài trợ có thể tạo ra sự đổi mới như thế nào?

Hỗ trợ rủi ro của nhà tài trợ và giá trị học tập to lớn thúc đẩy sự đổi mới. Tuy nhiên, thách thức ở đây là phải đồng thời đáp ứng mong đợi về quy mô, kết quả và sự đổi mới

Biên soạn: Nemat Hajeebhoy và Luann Martin
Tháng 5/2011

Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập www.aliveandthrive.org.vn

Dự án Alive & Thrive được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ và do các tổ chức sau thực hiện: AED, Save the Children, GMMB, IFPRI, Trường đại học California-Davis, BRAC và World Vision.

Cập nhật: 17/08/2011
Lượt xem: 7963
Lên trên
Đánh giá dinh dưỡng
( Cho người trưởng thành )
Cân nặng
kg
Chiều cao
m
Kết quả B.M.I
Đánh giá
Mặt trời bé thơ - Viện Dinh dưỡng (NIN)
Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3971 7090 - Fax : (84-4) 3971 7885 - Email: ninvietnam@viendinhduong.vn
© 2011 mattroibetho.vn. Số đăng ký 180/GP-TTĐT. Cấp ngày 10/10/2011 - Thiết kế website bởi BICWeb.vn™